Dĩ dật đãi lao – Binh pháp Tôn Tử ở Premier League
Class9C :: Class9c :: Tin Thể Thao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dĩ dật đãi lao – Binh pháp Tôn Tử ở Premier League
Người xưa nói ai mà sử dụng thành công 36 kế trong binh pháp Tôn tử thì sẽ là kẻ thống trị thiên hạ. Bóng đá không phải là cuộc chiến tranh nhưng đội bóng nào cũng muốn chiến thắng, và đôi khi để chiến thắng, họ phải dùng đến những kế sách để đánh bại đối thủ. Giải Ngoại hạng đang đi vào những ngày vô cùng cực nhọc trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và binh pháp Tôn tử đã được vận dụng triệt để…
Những anh chàng chơi lãng tử như Berbatov không thể đọ sức với những cầu thủ có sức khỏe của Fulham
Trong binh pháp Tôn Tử, “Dĩ dật đãi lao” được hiểu là “Lấy khỏe để đối phó với mệt”, đó đúng là kế sách tuyệt vời mà các đội bóng ở Premier League đang áp dụng để sống sót qua những ngày năm mới. Quả là đúng vậy khi nhiều năm qua bóng đá Anh là một trong những giải vô địch hàng đầu Châu Âu mà không có kỳ nghỉ đông. Thậm chí trong kì lễ Giáng sinh và năm mới lại là lúc các đội bóng “hành xác” trên sân cỏ nước Anh. Và trong cuộc đấu như vậy, những đội bóng có nền tảng thể lực tốt hơn sẽ là người chiến thắng.
Wolverhampton, đội bóng mới lên hạng và xếp trong nhóm cầm “đèn đỏ” trước vòng 18 bỗng leo một mạch lên vị trí thứ 12 sau trận thắng 2-0 trước Burnley, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cuộc chiến trụ hạng mùa giải này. Nhưng để có chiến thắng đó, HLV Mick McCarthy đã phải đau đầu tìm cách đối phó với đối thủ trong giai đoạn dày đặc của mùa giải và cách ông chọn cũng khiến mọi người phải bất ngờ, đó là chịu thúc thủ trước MU ở vòng 17 để dồn toàn sức đánh bại Burnley ở vòng 18. Kết quả thì ai cũng rõ, Wolves thua MU 3 bàn trắng để rồi cho Burnley phơi áo với tỷ số 2-0 và léo lên vị trí thứ 12 của chính đối thủ.
Mick McCarthy sử dụng kế "Dĩ dật đãi lao" đưa Wolves tạm thoát hiểm
Trước đối thủ mạnh như MU, Mick McCarthy đã cho tới 10 cầu thủ dự bị ra sân để dưỡng sức cho đội hình trước trận gặp Burnley, quả là quyết định “điên rồ” của đội bóng đang khát điểm như Wolves. Các CĐV của đội bóng sau trận đấu đã chỉ trích chiến thuật “chưa đá đã thua” của Wolves dù trước đó họ đã đánh bại Tottenham ngay trên sân khách. Nhưng McCarthy đã quyết định như vậy và sau đó ông đã gửi lời xin lỗi tới những người hâm mộ vì hạ sách không đẹp này. Thật may Wolves đã chiến thắng, chứ không số phận của McCarthy đã rất khác.
Với trung bình 2 trận/tuần trong thời điểm này, rõ ràng đội bóng nào giữ được đội hình lành lặn và “khỏe” hơn sẽ chiếm ưu thế. Đội hình “què quặt” của MU đã phơi áo trên sân Fulham vì chẳng thể nào chống đỡ với những cầu thủ lực lưỡng của Fulham, trong khi hàng hậu vệ toàn những nhân vật bất đắc dĩ từ hàng tiền vệ chuyển về. Bởi vậy, thua Fulham 3-0 có lẽ được Sir Alex chấp nhận mà không phải phàn nàn. Mùa trước MU chính là đội bóng thi đấu nhiều trận nhất trên mọi đấu trường với 68 trận cả mùa giải.
Drogba không thể vượt qua nổi các hậu vệ West Ham
Rồi đến Chelsea, đường đường là ông chủ ngôi đầu giải Ngoại hạng với dàn cầu thủ đẳng cấp thế giới cũng không khuất phục được đội bóng áp chót bảng như West Ham, thậm chí suýt thua nếu không pha phạt đền được thực hiện tới 3 lần của Lampard. Nhìn một cầu thủ thuộc dạng “voi rừng” như Drogba cũng chẳng mấy khi làm gì được trước những hậu vệ như Matthew Upson, Daniel Gabbidon hay James Tomkins mới thấy được hết lịch thi đấu ảnh hưởng như thế nào tới những đội bóng phải chinh chiến nhiều trên các mặt trận khác nhau.
Lúc này mới thấy kế sách “Dĩ dật đãi lao” của Tôn Tử thật linh nghiệm. Nhưng tất nhiên, nó chỉ ứng với những đội bóng có mục tiêu trụ hạng như Wolverhampton, hi sinh những trận đấu với các đội lớn (gần như cầm chắc cái thua) để dồn lực vào đấu với những đối thủ cùng trang phải lứa. Còn với những đội bóng như MU, Chelsea, mỗi trận đấu phải là phải hướng đến chiến thắng, nhưng đá càng nhiều thì sức cùng lực kiệt dẫn tới những cú sảy chân là điều tất yếu đã xảy ra.
Những anh chàng chơi lãng tử như Berbatov không thể đọ sức với những cầu thủ có sức khỏe của Fulham
Trong binh pháp Tôn Tử, “Dĩ dật đãi lao” được hiểu là “Lấy khỏe để đối phó với mệt”, đó đúng là kế sách tuyệt vời mà các đội bóng ở Premier League đang áp dụng để sống sót qua những ngày năm mới. Quả là đúng vậy khi nhiều năm qua bóng đá Anh là một trong những giải vô địch hàng đầu Châu Âu mà không có kỳ nghỉ đông. Thậm chí trong kì lễ Giáng sinh và năm mới lại là lúc các đội bóng “hành xác” trên sân cỏ nước Anh. Và trong cuộc đấu như vậy, những đội bóng có nền tảng thể lực tốt hơn sẽ là người chiến thắng.
Wolverhampton, đội bóng mới lên hạng và xếp trong nhóm cầm “đèn đỏ” trước vòng 18 bỗng leo một mạch lên vị trí thứ 12 sau trận thắng 2-0 trước Burnley, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cuộc chiến trụ hạng mùa giải này. Nhưng để có chiến thắng đó, HLV Mick McCarthy đã phải đau đầu tìm cách đối phó với đối thủ trong giai đoạn dày đặc của mùa giải và cách ông chọn cũng khiến mọi người phải bất ngờ, đó là chịu thúc thủ trước MU ở vòng 17 để dồn toàn sức đánh bại Burnley ở vòng 18. Kết quả thì ai cũng rõ, Wolves thua MU 3 bàn trắng để rồi cho Burnley phơi áo với tỷ số 2-0 và léo lên vị trí thứ 12 của chính đối thủ.
Mick McCarthy sử dụng kế "Dĩ dật đãi lao" đưa Wolves tạm thoát hiểm
Trước đối thủ mạnh như MU, Mick McCarthy đã cho tới 10 cầu thủ dự bị ra sân để dưỡng sức cho đội hình trước trận gặp Burnley, quả là quyết định “điên rồ” của đội bóng đang khát điểm như Wolves. Các CĐV của đội bóng sau trận đấu đã chỉ trích chiến thuật “chưa đá đã thua” của Wolves dù trước đó họ đã đánh bại Tottenham ngay trên sân khách. Nhưng McCarthy đã quyết định như vậy và sau đó ông đã gửi lời xin lỗi tới những người hâm mộ vì hạ sách không đẹp này. Thật may Wolves đã chiến thắng, chứ không số phận của McCarthy đã rất khác.
Với trung bình 2 trận/tuần trong thời điểm này, rõ ràng đội bóng nào giữ được đội hình lành lặn và “khỏe” hơn sẽ chiếm ưu thế. Đội hình “què quặt” của MU đã phơi áo trên sân Fulham vì chẳng thể nào chống đỡ với những cầu thủ lực lưỡng của Fulham, trong khi hàng hậu vệ toàn những nhân vật bất đắc dĩ từ hàng tiền vệ chuyển về. Bởi vậy, thua Fulham 3-0 có lẽ được Sir Alex chấp nhận mà không phải phàn nàn. Mùa trước MU chính là đội bóng thi đấu nhiều trận nhất trên mọi đấu trường với 68 trận cả mùa giải.
Drogba không thể vượt qua nổi các hậu vệ West Ham
Rồi đến Chelsea, đường đường là ông chủ ngôi đầu giải Ngoại hạng với dàn cầu thủ đẳng cấp thế giới cũng không khuất phục được đội bóng áp chót bảng như West Ham, thậm chí suýt thua nếu không pha phạt đền được thực hiện tới 3 lần của Lampard. Nhìn một cầu thủ thuộc dạng “voi rừng” như Drogba cũng chẳng mấy khi làm gì được trước những hậu vệ như Matthew Upson, Daniel Gabbidon hay James Tomkins mới thấy được hết lịch thi đấu ảnh hưởng như thế nào tới những đội bóng phải chinh chiến nhiều trên các mặt trận khác nhau.
Lúc này mới thấy kế sách “Dĩ dật đãi lao” của Tôn Tử thật linh nghiệm. Nhưng tất nhiên, nó chỉ ứng với những đội bóng có mục tiêu trụ hạng như Wolverhampton, hi sinh những trận đấu với các đội lớn (gần như cầm chắc cái thua) để dồn lực vào đấu với những đối thủ cùng trang phải lứa. Còn với những đội bóng như MU, Chelsea, mỗi trận đấu phải là phải hướng đến chiến thắng, nhưng đá càng nhiều thì sức cùng lực kiệt dẫn tới những cú sảy chân là điều tất yếu đã xảy ra.
Similar topics
» CAN 2010- nỗi ám ảnh của Premier League
» Sir Alex: Premier League đang lên “cơn điên”
» Premier League qua nửa mùa giải: Tam mã tranh hùng
» MU, Arsenal áp sát Chelsea (Tổng hợp vòng 19 Premier League)
» Premier League thập kỉ qua: Lampard – Vị vua của chiến thắng (Phần 2)
» Sir Alex: Premier League đang lên “cơn điên”
» Premier League qua nửa mùa giải: Tam mã tranh hùng
» MU, Arsenal áp sát Chelsea (Tổng hợp vòng 19 Premier League)
» Premier League thập kỉ qua: Lampard – Vị vua của chiến thắng (Phần 2)
Class9C :: Class9c :: Tin Thể Thao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết